Cửa thông luôn và cách trang trí nhà cửa hợp phong thủy

đặt đồ trang trí phong thủy khắc phục cửa thông luôn đặt sai

Trong phong thủy, cửa thông luôn là cần thiết. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu cách khắc phục cửa thông luôn bị đặt sai vị trí.

Cửa đôi phòng tắm

Đặt cửa thất cách gây hậu quả xấu và sự lục đục trong nhà chủ nhân. Cửa thông luôn ngay hàng với nhà thường là tốt và mở ra hông xếp lên nhau. Tuy nhiên tránh làm phòng tắm cửa đôi. Điều này làm người nhà mắc bệnh dọc theo đường giữa cột sống và giữa vùng bụng trước (theo mạch Nhâm, Đốc) từ đó sức khỏe và tiền bạc đội nón ra đi.

Khắc phục: treo gương trên hai cánh cửa nhìn ra lối đi.

Cửa chính đối thẳng với cửa hậu

Nếu cánh cửa chính đối thẳng với cửa hậu thì vượng khí vào rồi ra đi quá nhanh khiến cho nhiều cơ hội đến rồi tuột khỏi tầm tay người trong nhà. Khoảng cách 2 cửa này càng ngắn thì càng làm cho hoàn cảnh thêm khó khăn – mà khoảng cách càng xa thì càng tốt hơn vì điều này tạo cơ hội cho sự vận hành của khí.

Cách khắc phục: Treo khánh, cây kiểng hoặc đặt đồ decor trang trí phong thủy quả cầu thủy tinh nhằm tán khí và rải cơ may đều khắp trong nhà. Nắm vặn cửa đụng nhau như nghiến răng ốc có thể gây xung đột trong nhà.

Khắc phục: Để chữa hết lời qua tiếng lại thì hoặc là sơn một chấm đỏ ngang tầm mắt trên hai cánh cửa hay lệ cột một băng lụa đỏ dài khoảng 50cm đến 80cm vào từng nắm vặn cửa rồi cắt đi nửa băng. Hãy coi chừng cửa đối diện thông luôn cho hơi lệch đi một chút. Nó có thể gây trở ngại cho sức khỏe, sự nghiệp và gia đình. Cách xếp đặt nguy hiểm này coi như “vết căn trộm” và làm lây tính cách này sang người trong nhà. Góc các khung cửa sắc như dao cũng ảnh hưởng xấu đến người nhà.

Khắc phục: Treo một vật dụng trang trí phong thủy trưng bày ngay tầm mắt, nơi bắt mắt ở khung cửa.
Nếu một cửa ra vào lớn hơn cửa đối diện, nó có thể tốt hơn hay xấu tùy theo trường hợp. Tốt nếu cửa lớn mở vào phòng rộng như phòng ngủ hay phòng khách. Còn cửa nhỏ hơn cho nhà kho hay phòng tắm. Nhưng nếu cửa lớn hơn mở vào nhà bếp hay nhà kho và cửa nhỏ hơn mở ra phòng ngủ thì xấu vì như người Trung Hoa nói rằng: “lớn nuốt nhỏ”. Khí của nhà bếp, phòng tắm
hay nhà kho sẽ tràn ngập khí phòng ngủ, như thể sinh hoạt ở nhà sẽ giảm sút đi. Ví dụ cửa ra vào lớn hơn mở ra phòng tắm làm phí thì giờ và thường gây ra những bệnh ở vùng bụng. Người nhà này có thể bị những rối loạn về tiêu hóa hay bàng quang, hay đi khỏi nhà và tốn nhiều thì giờ sửa soạn ra đi. Nếu cửa lớn hơn mở ra nhà kho, người trong nhà sẽ có khuynh hướng để thì giờ lo trang điểm. Nếu cửa lớn hơn mở ra nhà bếp, người ở nhà sẽ bị ám ảnh với nấu nướng, đồ ăn và đồ uống.

Khắc phục: Treo một cái gương rọi lên cửa lớn hơn để chiếu vào phòng ngủ, như thế cả hai cửa ra đường như dẫn đến phòng ngủ.

Một hành lang nhỏ có nhiều cửa ra vào

Để cho nhà cửa và văn phòng có sự hòa điệu, một tình trạng khác cần tránh là một hành lang nhỏ có nhiều cửa ra vào. Mỗi cửa biểu hiện cho một cái mồm khác nhau với tiếng nói riêng của nó. Để tránh cho người nhà khỏi cãi cọ tai tiếng ta treo những gương soi trên cửa ra vào hay đặt đèn cho sáng sủa hoặc treo khánh lên cao.

Một cửa ra vào ở cuối hành lang dài sẽ làm sức khỏe người nhà nguy hiểm, lại thêm chứng rắc rối về đường tiêu hóa sẽ gây ra vì dòng khí di chuyển nhanh thổi tuột trên tường làm cho người nhà cảm thấy bứt rứt không yên tác động vào thần kinh và sự tiêu hóa của người ta và làm cho họ dễ nổi giận.

Một cửa ra vào ở cuối hành lang cũng gây nên tử vong và có thể cản trở dịp may mắn, thăng tiến trong nghề nghiệp làm ăn.

Khắc phục: Treo gương soi trên cửa đó hay trên tường để chuyển hướng dòng khí mạnh và để tạo tầm nhìn dài hơn, nhờ thế người trong nhà có ấn tượng và hy vọng vào sự thăng tiến. Không treo gương thì họ sẽ không có đường tiến, hành lang phải gây thoáng cho khí vận hành và thoáng cho tương lai người ở đó.

Tránh đặt ba cửa ra vào và cửa sổ

Theo tập quán người Trung Hoa tránh đặt ba cửa ra vào và cửa sổ hay nhiều hơn nửa trong một loạt nối tiếp nhau (cửa sổ thì tương đối không có vấn đề như cửa ra vào). Những sự dị đoan cho rằng, khí bay thành hàng thẳng, vì thế màn che được dùng để cản lại các ảnh hưởng độc hại.

Căn bản thì dãy ô cửa sắp thành thẳng hàng, vì thế màn che được dùng để cản lại các ảnh hưởng độc hại. Căn bản thì dãy ô cửa sắp thành hàng tạo ra đường lưu chuyển khí quá nhanh. Do cản trở khí của người trong nhà, làm hại sức khỏe, sự tương quan cá nhân và hòa hợp nội tại của họ. Những người này có thể bị đưa dọc theo mạch nhân và đốc, vùng bụng và lưng, thông thường thì có những vấn đề trong hệ tiêu hóa và ruột non.

Dòng khí lưu chuyển nhanh cũng có thể làm thành một hàng rào chắn vô hình và gây ra các liên hệ căng thẳng ở nhà hay ở nơi làm việc. Để chặn đứng dòng khí lưu chuyển quá nhanh, hãy treo khánh hay đặt quả thủy tinh cầu để làm tán khí. Kích thước cửa là điều quan trọng. Một cửa ra vào phải tương đương vừa cỡ so với căn nhà hay kích thước từng buồng. Một cửa tương đối nhỏ sẽ hoạt động như một cái mồm hay một rốn hơi nhỏ mà nó không đủ chỗ cho khí tốt đi vào và luân chuyển, vì thế nó làm giảm sút sức khỏe, thịnh vượng và hạnh phúc của người trong nhà.

Khắc phục: Treo một tấm gương bên trên hay cả hai mặt cửa ra vào để tạo ra chiều cao rộng hơn. Nếu một cửa ra vào quá rộng ở trong nhà hay trong phòng thì khí sẽ tràn ngập vào phòng cho nên của cải và dịp may có vào bao nhiêu đi nữa thì người trong nhà đó cũng không thể giữ được của. 

Khắc phục: Đặt các tượng trang trí phong thủy như tượng tỳ hưu, tượng cóc thiềm thừ để thu hút khí tốt, tài vận, của cải..

Khắc phục: Sơn phản màu sậm phòng tiền sảnh như đen, xanh sậm, nâu, tím… hay đặt một vật nặng nơi cửa vào nhưng không gần cửa quá.

Tỉ lệ cửa ra vào và cửa sổ

Tỉ lệ cửa ra vào và cửa sổ thì cũng được xem xét kỹ vì nó ảnh hưởng đến hoạt động trong gia đình. Cửa ra vào đại diện cho miệng mồm của cha mẹ. Cửa sổ cho tiếng nói của các con. Nếu cửa sổ nhiều hơn cửa ra vào với tỷ lệ ba trên một thì sẽ gây tranh cãi vì quá nhiều ý kiến, con cái hay cãi lời cha mẹ. Tương tự như thế nếu cửa sổ tỏa rộng hơn cửa ra vào thì trẻ con có khuynh hướng coi thường sự chỉ bảo, kỷ luật của cha mẹ. Một cửa sổ rộng lớn với những ô nhỏ thì được.

Khắc phục: Để tạo được sự hòa hợp trong gia đình treo một cái chuông hay khánh nhạc gần cửa ra vào như thế khi mở cửa thì tiếng nói của cha mẹ sẽ được nghe thấy rõ ràng.

Tìm phong thủy cho cửa

Khái niệm cơ bản của phong thủy là: “Khi nương theo gió thì tản mạn, gặp nước giới hạn thì dừng, người xưa làm cho tụ mà không cho tán, làm cho lưu thông mà có chỗ dừng, cho nên gọi là phong thủy”. Ở đây chỉ đề cập đến cửa của căn nhà bạn.

Cửa trong phòng thủy còn gọi là “huyền quan”. Về vấn đề này mỗi phái đều có cách lý giải riêng, nhưng nói chung họ đều công nhận cửa là quan trọng nhất. Đi đôi với cửa chính (huyền quan) còn có một thuật ngữ gọi là “thủ huyền quan” (trấn giữ cửa). “Thủ huyền quan” là phía sau cửa khoảng 1,5 mét cho đến 2 mét đặt một tấm bình phong, giống như một đơn vị trấn thủ cửa chính. Công dụng của bình phong là để thay đổi hướng đi của dòng khí, không cho khí xung chiếu trực tiếp vào.

Bình phong dùng để thủ huyền quan có thể dùng bất cứ vật liệu hoặc hình dáng gì, và không cần lớn, chỉ cần cải biến hướng đi của dòng khí là được. Người ta cũng có thể dùng tấm gương làm bình phong để thủ huyền quan đồng thời vừa dùng để làm đồ trang trí nội thất. Hoặc dùng một cái bàn tròn để hóa giải dòng khí xung chiếu trực tiếp vào. Đó là các biện pháp nhằm tạo luồng khí hòa hoãn để sinh tài.

Cửa không được đối nhau

Bên trong nhà thường có một số phòng và cửa của nó, các cửa này cần phải tránh đối nhau trực tiếp, vì một khi các cửa thông nhau sẽ làm ảnh hưởng phong thủy bên trong nhà. Lúc ấy dòng khí sẽ thịnh một nơi và yếu đi ở nơi khác, khó đạt tới sự hài hòa. Do đó nếu như phong thủy của một phòng không được tốt sẽ ảnh hưởng sang phòng khác. Các nhà phong thủy cho rằng nếu phạm vào trường hợp này thì người trong nhà hay cãi vã, xung đột. Nếu không thể sửa đổi lại cách bố trí cửa trong nhà được, người ta có đặt bình phong, các tượng trang trí phong thủy để hóa giải sát khí hoặc treo rèm cửa để cải thiện.

Cửa phòng không được xuyên suốt từ trước nhà ra sau

Trường hợp trong hình là phạm vào cuộc “Môn xung sát” rất có hại cho chủ nhân, hình thành hiện tượng mà các nhà phong thủy gọi là “Xuyên đường phong” (gió xuyên qua các phòng). Trong trường hợp này, dòng khí sẽ quá mạnh làm ảnh hưởng đến sự ổn định của khí tường, có thể gây tổn thương đến sức khỏe người ở nhà.

Cửa lớn không được đối nhau với cửa sổ

Cửa lớn là nơi để người ta ra vào và cũng là nơi dòng khí vào nhà. Nếu cửa lớn được đặt ở hướng tốt, một khi cát khí vào nhà sẽ theo cửa sổ mà đi mất, không tụ được.

Cửa của hai nhà không được đối nhau

Ngay cả trường hợp cửa của hai nhà khác nhau cũng không được đối nhau. Các nhà phong thủy cho rằng có thể làm những cách sau để hóa giải như dùng bình phong che chắn phía trong cửa, đặt tượng trang trí phong thủy cặp tỳ hưu hay cặp tượng kỳ lân cửa cửa bị xun chiếu hoặc cặp tượng nhỏ hình con rùa bằng đồng cũng được (tượng này có thể hóa giải những loại vật phong thủy xấu khác xung chiếu vào cửa), tạo thành một hành lang để làm hòa hoãn dòng khí..

Cửa không được đối với cạnh góc phòng

Như trong hình bên, người đứng trong phòng nhìn ra ngoài thấy cạnh góc của phòng đối diện xung chiếu thẳng vào phòng, đây cũng là điều cấm kỵ.

Cửa phòng không được đối thẳng với xà nhà

Dù nhà là gỗ, nhà xây hay đúc bê tông đều phải chú ý không thiết kế xà nhà đâm thẳng vào cửa chính.

Đo cửa theo phong thủy

Trong bất kỳ một ngôi nhà nào, các cửa đi và cửa sổ đều là nơi những luồng khí và cơ hội nhập vào. Cửa cùng với các lối đi và cầu thang được sắp xếp hợp lý sẽ đẩy khí lưu thông điều hoà khắp các phòng, giúp người cư ngụ thoải mái. Cửa đi phải được mở thông đến một vùng rộng nhất của căn phòng. Lối vào nên có ánh sáng tạo sự rộng rãi và thân thiện. Khi trưng bày đồ trang trí trong nhà cũng cần một không gian phòng khách rộng và đầy đủ ánh sáng. Một lối vào chật hẹp hoặc tối tăm sẽ chặn lại vận may của những người sống trong nhà. Nếu lối vào hẹp có thể gây ra vấn đề về sức khỏe. Về mặt tâm lý, một lối đi hẹp và thiếu ánh sáng sẽ dẫn đến một tâm trạng buồn bã,

Các cửa sau cũng khá quan trọng bởi chúng đại diện cho các cơ hội gián tiếp. Một ngôi nhà hoặc nơi làm ăn nên có cửa sau thông ra một con đường rộng rãi (nếu có thể). Điều này sẽ tượng trưng cho những cơ hội lớn về tài chính. Tuy nhiên, không để lối đi đối diện trực tiếp với cửa sau, luồng khí tốt sẽ nhập vào và rời đi một cách nhanh chóng, Những người cư ngụ có thể nhiều cơ hội trong đường đời nhưng không giữ được.

Việc bố trí các cửa ra vào rất quan trọng trong phong thủy. Những cánh cửa được đặt một cách không hợp lý có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe và mối quan hệ cá nhân. Các cửa được bố trí trực tiếp đối diện với nhau, không chồng lấp lên nhau, là tốt. Tuy nhiên, cần tránh hai cửa phòng tắm đối diện với nhau. 
Theo truyền thống, người Trung Quốc thường tránh đặt ba hoặc nhiều cửa đi thẳng hàng. Sự giải thích theo kinh điển là những luồng khí xấu sẽ bay thẳng đường. Vì vậy, nên dùng các tắm bình phong để ngăn chặn ảnh hưởng xấu.

Kích thước

Kích thước của cửa đi rất quan trọng. Một cửa nên tỉ lệ với kích thước của ngôi nhà hoặc căn phòng. Một cửa đi nhỏ sẽ như một cái miệng nhỏ hoặc một ống thông gió nên sẽ ngăn chặn các cơ hội về sức khỏe, sự sung túc và hạnh phúc của những người cư ngụ. Còn nêu một cửa quá lớn so với căn nhà, quá nhiều khí sẽ nhập vào vây phủ lấy những người cư ngụ. Bất kỳ khi nào sự Sung túc và vận may đi vào, căn nhà sẽ không thể giữ nó Và tích lũy được. 

Tỷ lệ với cửa sổ

Đây cũng là mối quan tâm của phong thủy bởi nó ảnh hưởng đến tính năng động của gia đình. Cửa đi tượng trưng cho miệng của cha mẹ. Cửa sổ là tiếng nói của lũ trẻ. Nếu cửa đi lớn hơn cửa số quá nhiều (khoảng 3 lần), lúc đó, sẽ nhiều tranh cãi trong nhà. Còn nếu cửa sổ lớn hơn cửa đi nhiều lần, trẻ con sẽ sống theo cách của chúng và không thèm lưu ý đến lời khuyên nhủ của bố mẹ. 

Nhà nhiều cửa nên hay không

Đối với nhiều ngôi nhà có diện tích rộng, đôi khi gia chủ muốn bố trí cửa đi mở ra nhiều mặt nhà nhằm thoáng khí. Lại có nhiều người cho rằng xét về mặt phong thủy, đó là điều không tốt. Tuy nhiên, ở trường hợp nào cũng có giải pháp. Thực chất ngôi nhà nào cũng có nhiều cửa (cửa trước, sau, bên) tùy theo hình thế đất đai và tính chất sử dụng. Nhưng cần lưu ý, khoa phong thủy phân biệt rạch ròi chính, phụ và luôn xác định mỗi ngôi nhà, mỗi gia đình chỉ nên có một bộ cửa chính. Các cửa cổng, cửa hậu, cửa bên… đều chỉ là cửa phụ. Nhà có được vượng khí hay không là ở hướng và kích thước của cửa chính. Trường hợp cửa chính mở ra gặp nhiều bất lợi (hướng nắng, gió, điểm nhìn..) sẽ phải điều chỉnh cửa hoặc xây bít hẳn cửa chính và mở cửa chính ở một nơi khác. Cửa chính thường là cửa lớn nhất trong nhà. Tuy nhiên, việc mở cửa khác ở một số nơi là điều không thể. Khi đó cần phải tư vấn kiến trúc sư để có giải pháp phù hợp.

Việc kiêng kỵ nhà mở nhiều cửa xuất phát từ câu “đa môn tắc đa khẩu” tức là nhà có nhiều cửa ắt có nhiều miệng hút khí, làm cho nắng và gió vào nhà từ nhiều hướng cả tốt lẫn xấu, gây ra rối loạn trường khí, người đi ra đi vào gây phức tạp trong kiểm soát an ninh. Tuy nhiên, nếu nhà có nhiều cửa đi nhưng phía ngoài chỉ có một cổng chung thì vẫn tốt, miễn là bố trí cổng và cửa theo nguyên tắc hình phễu – trước rộng, sau hẹp –  để thu hút nguồn khí vào nhà. Cần lưu ý các cửa không nên thẳng hàng nhau. Các cửa nếu đã lỡ mở nhiều thì có thể điều chỉnh bằng cách đặt chậu cảnh hay tủ đặt các đồ decor trang trí, tượng trang trí để phân tán và ngăn bớt cường độ dòng khí dẫn vào nhà. Cũng nên dùng loại cửa kính có dán mờ một phần (nhất là với hướng nắng gắt) hoặc đóng hẳn cửa lại nếu không sử dụng thường xuyên.

Mở cửa theo phong thủy

Miệng nạp khí (khí khẩu) và đường dẫn khí ra vào nhà (khí đạo) chính là hệ thống cửa, do đó ngôi nhà vận động và ứng xử tốt hay xấu cũng ở cách bố trí cửa. Việc mở cửa tại đâu, nhiều hay ít, cửa rộng hay hẹp tùy thuộc vào kích thước, không gian, nhu cầu của mỗi nhà, không có các ràng buộc cụ thể, miễn sao đảm bảo một số yêu cầu về tầm nhìn, hướng di chuyển và khả năng thích ứng với các sinh hoạt thường ngày.

Thở tùy chỗ, mở tùy nơi

Thói quen thích “nhà cao cửa rộng” khiến các gia chủ hay ưa mở nhiều cửa, thậm chí mở cửa tối đa diện tích mặt tiền mình có để “đón tài lộc”, để dễ thở hơn. Nhưng thở cũng cần có chỗ, mở cửa cũng vậy, không thể xem một mẫu nhà (dù là truyền thống hay hiện đại) là đẹp rồi sao chép giống hệt vì hoàn cảnh mỗi nhà, mỗi thời điểm mỗi khác.

Ngôi nhà truyền thống của cha ông ta mở cửa suốt mặt ngoài là nhờ được vườn tược bao bọc, chọn hướng nam gió lành ít nắng gắt và dàn cửa rộng đó cũng có chọn lọc, chỉ mới hết vào những ngày tập trung đông người mà thôi. Trong khi đó ngôi nhà phố thị hôm nay không được thiên nhiên che chắn bảo vệ, hướng nắng hướng gió nhiều khi không thuận lợi, mở cửa tùy tiện chính là khiến không gian bên trong hứng chịu đủ thứ tiếng ồn, bụi bặm, nắng gắt hay gió lạnh.

Nếu ngay sau cánh cửa đi là những không gian sinh hoạt như phòng khách, ăn, bếp hay phòng ngủ thì cửa nên mở vừa phải và kín đáo để tránh trực xung. Những ngôi nhà phố có phòng ngủ trên lầu phía trước mở bộ cửa đi 4 cánh hết mặt tiền đều luôn phải làm rèm che và chỉ mở 1,2 cánh là cùng.

Trục giao thông do các cửa hình thành nên luôn chia cắt phần khối tích sử dụng trong nhà ra làm nhiều phần, vì thế phải dành phần lớn nhất cho không gian sinh hoạt, những phần còn lại đóng vai trò hỗ trợ, giao thông, góc chết và vùng ít sử dụng. Một căn phòng càng có nhiều diện tích vô ích thì càng cần phải xem lại cách sắp xếp vật dụng, đồ decor và mở cửa đã hợp lý chưa. Bạn có thể tham khảo hình vẽ trên để căn phòng ngủ này được bố trí cửa hợp lý, tránh các luồng khí thổi thẳng và tạo nên nhiều vùng đệm.

Mở cửa theo âm dương

Nguyên tắc cân bằng Âm Dương cho ta cách mở cửa hợp lý căn cứ theo vùng Âm Dương trong nhà và thời điểm trong ngày. Ví dụ vào ban ngày nắng gắt (dương thịnh) thì hệ thống cửa cần khép (hợp lý hơn cả là loại có cửa có lam chớp hoặc sử dụng rèm xoay để tăng tính Âm nhằm cân bằng lại Nội khí.

Ngược lại ban đêm thì cửa cần mở rộng đón gió, tránh ngủ trong những căn phòng đóng kín cửa sẽ rất tù túng. Tất nhiên khi nhiệt độ bên ngoài xuống thấp hoặc mưa gió thì cửa cũng cần đóng để bảo toàn nội khí.

Thông thường, nhũng vùng khuất sau tường, ít đi tới được và ít ánh sáng chiều vào là vùng Âm, ngược lại sẽ là vùng dương. Cách mở cửa phải làm sao để cửa nối kết các vùng cần di chuyển nhiều, còn những vùng bố trí giường ngủ, bàn ghế, vật dụng ổn định sẽ được nằm trong vùng Âm. Càng tĩnh tại và kín đáo thì càng cần thuộc về vùng âm, đó là lý do vì sao không nên kê đầu giường ngay cửa vào phòng mà nên có mảng tường che Hậu Chẩm có cửa sổ mở hai bên.

Tất nhiên cửa đi khác với cửa sổ vì tác động trực tiếp của cửa đi vào không gian nhiều hơn, trong khi cửa sổ tác động đến yếu tố tinh thần (nhìn thấy, cảm thấy) nên mở cửa sổ cần lưu ý nhiều về cảnh quan nhìn từ trong ra và tầm nhìn từ bên ngoài vào.

Với nhà ở có kết hợp kinh doanh (tính dương và động), cửa có thể rộng để tăng diện tiếp xúc, nhưng cần chú ý có bình phong và dự trù cửa hoặc lối đi riêng cho nhân viên hoặc những lúc không hoạt động. Với nhà biệt thự vườn hoặc song lập, đơn lập: cửa có thể nghiêng về tính âm hơn, lùi vào một chút so với tiền sảnh và bố trí cửa có chú ý đến cổng cũng như phần sân trước, tránh các yếu tố xấu tác động trực tiếp từ ngoài vào.

Nhằm tạo đối lưu không khí tốt, nhà phố hẹp luôn cần mở cửa hậu ra sân hoặc giếng trời phía sau và tùy theo hướng khí hậu mà cửa này có thể kết hợp với hệ thống cửa sổ, lam chớp lật hay khe thông gió phòng khi cửa đi đóng thì ngôi nhà vẫn có thể “hô hấp” tốt.

Sử dụng cửa sổ hợp phong thủy

Cửa sổ là mắt và miệng của nhà và là nơi làm việc (1 cửa kính vỡ là các vấn đề về mắt sẽ xảy ra). Cửa sổ là nơi dẫn khí phải được mở hết ra phía ngoài hay phía trong thay vì kéo lên trên hay xuống dưới. Tốt nhất là 1 cửa sổ nên mở ra phía ngoài để cho dẫn khí vào và lưu chuyển, tăng cường khí cho mọi người trong nhà và mang đến dịp cơ may trong việc làm sinh sống.

Cửa mở ra là hòa điệu tích cực, dương các khí của người nhà đó ra ngoài. Cửa sổ mở bên trong khiến gia chủ thành người nhút nhát có hại cho khí.

Cửa sổ nâng lên hạ xuống không bao giờ nên mở nửa chừng vì chỉ hấp thụ được một nửa khí ra vào từ cửa sổ, vả lại người ngoài nhìn vào có ý tưởng không hay.

Dù cho khí hậu và vị trí địa lý có khác biệt và với những nhu cầu đặc biệt, cửa sổ mở ra hướng Tây làm hại cho khí của người nhà. Mặt trời hướng Tây chói chang gây nhức đầu, cáu gắt và làm việc không hiệu quả. Tốt hơn là đặt quả cầu thủy tinh để biến ánh mặt trời thành sắc độ cầu vồng làm mạnh khí trong cả phòng, hay đặt những món đồ decor đẹp độc đáo tạo sự năng động.

Đầu cửa sổ phải cao hơn đầu người cao nhất trong nhà. Cửa sổ phải tương đối rộng. Cửa sổ mành chắn khí lưu chuyển, làm hẹp tầm mắt và những dịp may.

Không nên sử dụng cửa sổ bật lên bật xuống. Phần cao nhất của cửa sổ nên cao hơn những người trong nhà. Nếu thấp hơn, nó sẽ đè nén dòng khí. Cửa cũng nên rộng, nếu không sẽ làm hẹp đi viễn cảnh, cũng như các cơ hội của người cư ngụ.

Cửa sổ là đôi mắt, là cái miệng của căn nhà. Để dẫn luồng khí, các cửa nên thiết kế sao cho có thể mở ra hết (vào hoặc trong) thay vì chỉ bật lên hoặc xuống. Hầu hết các cửa sổ mở ra phía ngoài là tốt nhất vì nó cho phép luồng khí nhiều nhất nhập vào và lưu thông. Những cửa sổ được mở vào trong sẽ tạo nên sự dè dặt, do đó ảnh hưởng đến cuộc sống của người trong nhà.

Dù bất kỳ ở khí hậu hay địa hình nào, nói chung thì các cửa sổ hướng tây là không tốt. Mặt trời phía tây chiếu vào sẽ tạo ra sự đè nén mạnh mẽ, khiến người trong nhà nhức đầu và những rối loạn về tinh thần khiến công việc không hiệu quả.

Những tiêu chí lựa chọn cửa sổ

Cửa sổ là một yếu tố quan trọng trong mỗi ngôi nhà. Nó có tác dụng kết nối con người với môi trường xung quanh. Hiện nay có nhiều loại cửa sổ và mỗi loại có những đặc tính riêng, phù hợp với từng nhà và tùy tính cách người sử dụng.

Khi quyết định sử dụng loại cửa sổ nào, bạn hãy tìm hiểu kỹ về hướng địa lý, nhu cầu về thông gió và ánh sáng của từng phòng, hình thức kiến trúc trong và ngoài nhà để có được sự tối ưu của cửa sổ. Một điểm cần lưu ý nữa là dù bất kỳ loại cửa sổ nào cũng nên có ô văng hoặc gờ chắn nước để bảo vệ cửa sổ và tránh mưa hắt vào phòng. Có thể phân loại cửa sổ theo những tiêu chí sau:

Theo chức năng sử dụng

Cửa sổ lấy sáng: cửa kính hoặc những vật liệu khác mà ánh sáng có thể xuyên qua. Cửa sổ loại này nên dùng ở các mảng tường có hướng Bắc, Đông Bắc hoặc Nam – những hướng ít bị ảnh hưởng của ánh nắng gắt mùa hè. Nên sử dụng kèm theo rèm, mành để điều chỉnh được lượng ánh sáng cho phù hợp.

Cửa sổ ngăn sáng: Cửa dạng pano đặc (gỗ, kim loại, nhựa), có lá chớp (chớp cố định hoặc chớp lật).

Loại cửa sổ này nên dùng ở các mảng tường có hướng đông và tây. Cửa sổ chớp rất được chuộng vì vừa che nắng, lại vừa thoáng gió. Đối với hướng đông và tây, tốt nhất nên dùng loại cửa sổ có cả cánh kính và cánh chớp.

Theo cấu tạo

Cửa sổ mở bản lề ngang (cửa sổ mở giống như cửa đi): là loại cửa thông dụng nhất, có thể gồm một cánh hoặc nhiều cánh. Loại này thông gió tốt nhất và cung cấp rất nhiều ánh sáng vào trong phòng. Nên dùng ở những hướng có tầm nhìn đẹp.

Cửa sổ mở hất ra ngoài (bản lề ở trên đỉnh, mở ra ngoài từ phía dưới), thông gió tốt và tránh mưa hắt vào phòng, thích hợp với các phòng ở nhà cao tầng và không có ô văng cửa sổ.

Cửa sổ trượt ngang: cánh cửa trượt ngang trên ray trượt, diện tích thông thoáng nhiều nhất chỉ bằng nửa diện tích cả cửa sổ. Loại trượt ngang có ưu điểm không chiếm diện tích, không bị va đập cánh do gió, thích hợp với phòng trên tầng cao.

Cửa sổ cố định: hay còn gọi là vách cố định. Loại này dùng để lấy sáng, không mở được, không cho lưu thông gió trong và ngoài phòng, thường dùng trong các không gian lớn có tầm nhìn đẹp, hoặc ở trên cao, làm mở rộng tối đa diện tích cửa sổ.

Cửa sổ mở quay quanh trục giữa cánh: có hai loại, quay quanh trục ngang và quay quanh trục đứng. Loại quay quanh trục đứng được sử dụng nhiều nhất, thông gió tốt và rất thích hợp với căn phòng có phong cách kiến trúc hiện đại.

Trả lời

Hotline
Messenger
Zalo 1
Zalo 2